Để máy lạnh 30 độ có tốn điện không?

Trong nỗ lực tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt gia đình, nhiều người thắc mắc để máy lạnh 30 độ tốn điện không? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng đọc bài biết dưới đây, với thông tin về những yếu tố tác động đến sức tiêu thụ điện của máy lạnh.

Nhu cầu sử dụng máy lạnh và tiết kiệm năng lượng

Tầm quan trọng của tối ưu hiệu suất sử dụng máy lạnh

Trong cuộc sống gia đình, máy lạnh là thiết bị làm mát cần thiết nhưng cũng là thủ phạm tiêu tốn điện năng hàng đầu. Khi mùa nóng đến, nhu cầu sử dụng máy lạnh càng trở nên cấp thiết. Điều này không chỉ tạo ra áp lực kinh tế khi cuối tháng phải trả nhiều tiền điện hơn, mà còn áp lực đối với chính nhà cung cấp điện. Từ đó, vấn đề sử dụng máy lạnh điều hòa sao cho tiết kiệm thu hút nhiều quan tâm. Trong số những mẹo được chia sẻ, nhiều người cho rằng cài đặt nhiệt độ càng thấp thì càng tốn nhiều điện. Quan điểm này có đúng không?

Để nhiệt độ máy lạnh 30 độ tốn điện không?

Thông thường, chế độ làm lạnh của đa số máy lạnh dân dụng cho phép cài đặt trong khoảng nhiệt từ 16 đến 30 độ C. Nếu đối chiều với quan điểm vừa nêu trên, thì để điều hòa 30 độ tốn điện ít nhất. Vậy, chẳng phải cứ cài đặt mức nhiệt này là tốt nhất hay sao? Trên thực tế, điều này không hẳn đúng. Để hiểu rõ hơn lý do, mời bạn xem tiếp các phân tích bên dưới.

Tác động của nhiệt độ đối với máy lạnh

Máy lạnh tiêu thụ năng lượng như thế nào?

Máy lạnh làm mát không khí bằng hệ thống trao đổi nhiệt giữa trong và ngoài phòng. Tham gia vào hệ thống này là nhiều bộ phận máy với các chức năng và sức tiêu thụ điện khác nhau. Trong đó, máy nén và quạt làm nhiệm vụ tạo lực luân chuyển dung môi, sản sinh và khuếch tán hơi lạnh là cần nhiều điện năng nhất. Nó chiếm tới 90 – 95% tổng điện năng của cả hệ thống. Ngoài ra, còn có các bộ phận khác như bảng điều khiển điện tử kiểm soát hoạt động hệ thống, cảm biến nhiệt đo lường nhiệt độ trong và ngoài phòng.

Theo nguyên tắc vận hành, các bộ phận sẽ phối hợp với nhau, chuyển điện năng thành nhiệt năng để làm mát căn phòng đúng mức cài đặt. Khi phòng đủ mát, máy nén và quạt Máy lạnh ngừng hoặc giảm tạo thêm hơi lạnh, đi vào trạng thái nghỉ. Chỉ các bộ phận điều khiển, cảm biến vẫn liên tục theo dõi nhiệt độ để duy trì cảm giác mát lạnh cho người dùng. Đến lúc nhiệt độ phòng tăng lên, máy bắt đầu chu kỳ làm mát mới. Máy nén tái khởi động, lần nữa sử dụng điện để giảm nhiệt độ không gian.

Mối tương quan giữa nhiệt độ cài đặt và công suất điện tiêu thụ

Như vậy, có thể thấy khoảng thời gian Máy lạnh tiêu thụ điện nhiều nhất là khi nhiệt độ trong phòng có sự chênh lệch với bên ngoài. Mức chênh lệch này càng lớn, thời gian máy nén hoạt động càng dài, điện tiêu thụ càng nhiều. Ngược lại, nếu mức chênh lệch nhỏ, Máy lạnh nhanh chóng tạo được không gian có nhiệt độ đúng yêu cầu để trở về trạng thái nghỉ với nhu cầu năng lượng thấp. Mức chênh lệch tốt nhất giữa nhiệt độ cài đặt và nhiệt độ thực tế nên ở trong khoảng 6 – 10 độ C.

Lượng điện tiêu thụ khi cài đặt 30 độ so với các mức nhiệt khác

Trung bình vào màu nóng, nhiệt độ ngày tại TPHCM là khoảng 31 – 33 độ C. Đây cũng là lúc người dân phát sinh nhu cầu dùng Máy lạnh trong thực tế. Nhìn vào con số, dễ thấy rằng cài đặt 30 độ thì Máy lạnh sẽ tiêu thụ ít điện hơn so với các mức nhiệt khác.

Tuy nhiên, ta phải công nhận cài đặt mức nhiệt 30 độ C không tạo ra không gian đủ thoải mái. Nếu mục đích sử dụng ban đầu không được thỏa mãn, thì dùng Máy lạnh như thế nào cũng trở nên vô nghĩa. Nên trên thực tế, bật điều hòa 30 độ để tiết kiệm điện không phải là cách hay.

Hơn nữa, theo khảo sát của các kỹ sư điện lạnh , thì cứ mỗi 5 độ C giảm xuống thì Máy lạnh tiêu khoảng 35% điện. Nên trong nhiều trường hợp, cài đặt 25 độ C dù làm tốn nhiều điện hơn, nhưng vẫn ở mức chấp nhận được. Quan trọng nhất là phòng 25 độ C thì dễ chịu hơn nhiều so với phòng 30 độ C. 

Các yếu tố tác động khác tới nhiệt độ sử dụng máy lạnh

Ngoài nhiệt độ, vẫn còn các các yếu tố khác ảnh hưởng đến sức tiêu thụ điện. Chúng ta nên biết về chúng để có phương pháp tiết kiệm hiệu quả hơn.

Ảnh hưởng của độ ẩm


Trong quá trình làm lạnh, máy lạnh sẽ làm giảm độ ẩm không khí. Nên nếu môi trường có độ ẩm tự nhiên cao, máy lạnh sẽ phải làm việc lâu hơn để đạt đến cùng mức nhiệt độ đích. Thêm nữa, lượng ẩm cao làm tăng cảm giác bí và nóng, nên người dùng thường có xu hướng cài hạ thấp nhiệt độ cài đặt. Kết quả của cả hai điều này là tổng điện năng tiêu thụ tăng lên.

Ảnh hưởng của cấu trúc và kích thước không gian


Bên cạnh giai đoạn hạ nhiệt ban đầu, máy lạnh còn vận hành máy nén khi hơi lạnh đã bị tiêu hao. Như vậy, khả năng cách nhiệt của phòng đóng vai trò quan trọng. Căn phòng được xây bằng chất liệu cách nhiệt tốt sẽ giữ hơi lạnh lâu hơn, điều hòa trong phòng ấy được kéo dài quãng nghỉ hơn. Căn phòng cách nhiệt kém, nhiều cửa kính, khe hở,… sẽ bị ánh nắng tự nhiên tác động mạnh hơn. Máy lạnh trong đó đương nhiên phải làm việc chăm chỉ hơn để duy trì nhiệt độ cần thiết.

Ảnh hưởng của thói quen sử dụng


Như đã nói, lượng điện tiêu thụ máy lạnh phụ thuộc mức chênh lệch nhiệt. Nếu người dùng cài đặt mức nhiệt thấp vừa phải, máy sẽ tiêu thụ mức điện vừa phải. Nếu người dùng muốn sống trong căn phòng thật lạnh, họ cần chấp nhận chi trả nhiều tiền điện hơn.

Ngoài ra, nếu người dùng lưu ý giữ trạng thái phòng ổn định, ít thay đổi nhiệt độ cài đặt, ít đóng mở cửa phòng, chủ động lấp kín khe hở thì cũng giúp giảm điện năng cần sử dụng.

Ảnh hưởng của chất lượng hệ thống máy lạnh


Cuối cùng, việc tiêu thụ điện nhiều hay ít còn phụ thuộc vào chính chiếc máy lạnh. Những loại máy lạnh xưa dùng công nghệ cũ sẽ có hiệu suất hoạt động thấp, làm lạnh chậm hơn nên tốn nhiều điện hơn. Do đó, bạn nên ưu tiên chọn mua dòng máy mới ra mắt. Dù chi phí đầu tư ban đầu cao hơn nhưng sẽ tiết kiệm hơn cho quá trình vận hành.

Các biện pháp tiết kiệm điện năng tiêu thụ của máy lạnh

Để giảm tiêu thụ điện của máy lạnh và tiết kiệm năng lượng, có một số biện pháp mà người dùng có thể áp dụng như sau”

  • Đặt nhiệt độ hợp lý: Đặt nhiệt độ trong khoảng từ 23-27 độ C giúp làm mát không gian, tạo cảm giác đủ thoải mái, mát mẻ chứ không quá lạnh. Quan trọng là không làm mát hoạt động quá mức làm tốn nhiều điện năng.
  • Sử dụng chế độ tiết kiệm năng lượng: Nhiều máy lạnh hiện đại có chế độ tiết kiệm năng lượng, giúp giảm công suất tiêu thụ điện. Khi trong phòng có ít người hoặc khi bạn cần ra khỏi phòng trong thời gian ngắn mà không muốn tắt máy, hãy chuyển sang chế độ tiết kiệm để điều hòa tự tính toán công suất phù hợp.
  • Cải thiện khả năng cách nhiệt của không gian: Đảm bảo rằng ngôi nhà hoặc văn phòng của bạn được cách nhiệt tốt. Bịt kín các khe hở trên tường, cửa và cửa sổ để giữ nhiệt độ ổn định, ngăn nhiệt độ bên ngoài xâm nhập vào không gian.
  • Bảo dưỡng và làm sạch định kỳ: Đảm bảo tuân thủ lịch vệ sinh, kiểm tra định kỳ cho hệ thống máy lạnh của bạn để đảm bảo nó hoạt động hiệu quả. Làm sạch và thay lọc không khí không chỉ giúp luồng không khí trong lành, an toàn hơn cho sức khỏe của bạn mà còn tránh tắc nghẽn đường lưu thông hơi lạnh, giúp căn phòng đạt nhiệt độ cài đặt nhanh chóng.
  • Tăng cường biện pháp cách nhiệt: Trang bị thêm rèm cửa, bức bình phong hoặc dán thêm vật liệu cách nhiệt cho cửa kính là cách ngăn nhiệt độ ngoại vi xâm nhập vào không gian, giúp giữ cho không gian mát mẻ hơn và giảm áp lực cho máy lạnh.
  • Tận dụng ánh sáng tự nhiên: Sử dụng ánh sáng tự nhiên một cách hiệu quả để giảm việc sử dụng đèn chiếu sáng. Cách này một mặt giảm nguồn sinh nhiệt trong phòng (thành phần triệt tiêu hơi lạnh tạo ra), một mặt giảm sự cạnh tranh về nhu cầu điện, giúp máy lạnh nhận được đủ lượng điện mà nó cần để hoạt động hiệu quả.
  • Kết hợp quạt và biện pháp làm mát: Khi sử dụng quạt trong điều hòa, bạn có thể điều chỉnh tốc độ và hướng của quạt để tối ưu luồng luân chuyển không khí, phát tán hơi lạnh. Một số người dùng còn đặt thêm chậu nước trong phòng như một cách làm mát tự nhiên. Như vậy, căn phòng được giảm nhiệt độ hiệu quả hơn mà không tốn nhiều điện năng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *