Máy lạnh tủ đứng phòng khách nên chọn công suất bao nhiêu ngựa

Máy lạnh tủ đứng là thiết bị rất phù hợp cho các phong cách thiết kế phòng khách theo kiểu mới hiện nay. Như vậy, cách tính toán công suất hẳn sẽ có nhiều khác biệt. Vậy Máy lạnh tủ đứng phòng khách nên chọn công suất bao nhiêu? Cùng ĐIỆN LẠNH BÁ TUẤN xác định câu trả lời qua bài viết bên dưới nhé.

Máy lạnh tủ đứng là gì

Trước tiên, phải khẳng định rằng, Máy lạnh tủ đứng không phải là một thiết kế mới. Dòng máy này đã xuất hiện từ rất lâu và được sử dụng phổ biến trong các không gian thương mại. Việc chúng ta ít biết đến chúng chỉ là do không chú ý mà thôi.

Cơ chế hoạt động của Máy lạnh tủ đứng cũng tương tự như điều hòa treo tường. Tức là gồm một dàn nóng làm nhiệm vụ xả thải hơi nóng, sản xuất hơi lạnh và một dàn lạnh có chức năng phân tán hơi lạnh, hấp thụ hơi nóng. 2 bộ phận đó của điều hòa cây cũng được nối liền nhau bằng hệ thống ống đồng chứa gas. Nên có thể nói, nguyên tắc cấu tạo và chức năng của chúng giống với điều hòa treo tường mà bạn đã rất quen thuộc.

Điểm khác biệt cơ bản nhất khi so sánh Máy lạnh tủ đứng và Máy lạnh treo tường chính là thiết kế dàn lạnh. Máy lạnh treo tường thường có dàn lạnh dạng hình hộp ngang, có bộ phận để treo cố định lên tường nhà. Trong khi đó, Máy lạnh tủ đứng có dàn lạnh dạng hình hộp đứng. Chúng trông giống như những chiếc tủ lạnh nhưng nhỏ và mỏng hơn. Do đó, trên thị trường, Máy lạnh tủ đứng còn được gọi là điều hòa cây. Bạn có thể đặt nó ở bất cứ đâu trong phòng mà không cần tựa/bắt vít dính tường. Tuy nhiên, đừng vội hiểu lầm rằng điều hòa cây nào cũng có thể dễ dàng di chuyển nhé. Vì vẫn có dàn nóng và dàn lạnh nối liền nhau bằng ống đồng, máy lạnh cây một khi đã lắp đặt xong thì sẽ đứng cố định. Nếu muốn di chuyển vị trí, bạn vẫn cần nhờ đến sự giúp đỡ của thợ điện lạnh chuyên nghiệp.

Vì sao máy lạnh tủ đứng thích hợp với phòng khách?


Sau khi đã có hình dung cơ bản về máy lạnh tủ đứng, bạn sẽ thắc mắc vì sao một số người có xu hướng dùng chúng thay cho điều hòa treo tường thông thường? Liệu chúng thích hợp ra sao cho không gian phòng khách? Và liệu đặt máy lạnh tủ đứng phòng khách sẽ đem lại cho bạn lợi ích đặc biệt gì? Để trả lời những câu hỏi ấy, chúng ta hãy cùng xem xét thiết kế phòng khách thường gặp trong các loại nhà ở sau đây.

—Phòng khách nhà ống
Hãy bắt đầu với kiểu nhà truyền thống ở các khu đô thị Việt Nam. Vì có chiều ngang hẹp, chỉ khoảng 3-5m nên phòng khách của nhà ống thường nối liền với phòng bếp ở phía sau. Cầu thang được đặt giữa để phân tách 2 phòng. Tuy nhiên để tạo cảm giác rộng rãi, phòng khách và phòng bếp thường không có vách chia.

Với máy lạnh treo tường, chủ hộ muốn phòng khách mát hiệu quả thì phải làm thêm vách để giữ kín hơi lạnh. Cách này tốn thêm chi phí, khiến nhà trông nhỏ lại và còn mất thẩm mỹ. Do đó, máy lạnh tủ đứng sẽ là lựa chọn phù hợp hơn. Máy lạnh tủ đứng có công suất lớn, sức tỏa gió rất xa, lên đến 20 mét, nên hoàn toàn có thể làm mát cho loại phòng khách thông bếp của nhà ống.

—Phòng khách căn hộ
Tại các căn hộ chung cư, khu vực phòng khách tuy không quá lớn nhưng luôn nối liền với nhiều khu vực khác mà không có vách ngăn. Điểm khó chịu khác ở đây là cách phân chia mặt bằng có thể khiến hình dạng phòng khách trở nên kỳ lạ. Các khu vực như bếp, hành lang đôi khi là thủ phạm gây thất thoát, khiến phòng khách không thể mát nổi.

Một lần nữa, máy lạnh tủ đứng với công suất lớn trở thành “cứu cánh”. Không chỉ làm mát mạnh mẽ, khả năng điều hướng gió của điều hòa cây sẽ khắc phục được khuyết điểm mặt bằng căn hộ. Qua đó, hơi lạnh luân chuyển hiệu quả trong không gian chính để đem lại cảm giác dễ chịu rõ rệt hơn cho người dùng.

—Phòng khách penthouse
Kiểu phòng đặc trưng ở các căn penthouse chính là phòng khách thông tầng. Ở đây, trần nhà rất cao lại còn có thêm cửa kính lớn làm nguồn hấp thụ nhiệt. Do đó, việc lắp điều hòa treo tường, cassette gần như không khả thi. 2 lựa chọn tốt nhất cho kiểu không gian này là máy lạnh âm trần nối ống gió và máy lạnh tủ đứng. Trong đó, máy lạnh tủ đứng tiện lợi hơn vì không cần tốn công dỡ trần đi âm, nên không lo ảnh hưởng thẩm mỹ hay điều kiện của trần.

Một ưu điểm khác mà máy lạnh tủ đứng phòng khách penthouse đem lại chính là tiết kiệm năng lượng. Hơi lạnh tỏa ra ở tầng thấp, trực tiếp đem đến cảm giác dễ chịu cho con người mà không cần hao tốn nhiệt lượng ở tầng cao.

—Khu vực tiếp khách thương mại

Một kiểu “phòng khách” khác không thể không nhắc đến chính là sảnh lễ tân, quầy giao dịch, phòng chờ,… ở các cơ sở dịch vụ. Đây cũng là loại không gian chính thúc đẩy người ta sáng tạo ra điều hòa cây. Đặc điểm của nơi này không chỉ là không gian rất rộng mà còn là số lượng người dùng rất đông, ra vào liên tục nên không có khả năng giữ nhiệt tốt. Sử dụng máy lạnh thông thường cho trường hợp này sẽ dẫn đến hao phí cao. Còn với máy lạnh tủ đứng, khả năng tỏa hơi lạnh xa và rộng giúp kiểm soát nhiệt hiệu quả, hơi lạnh tập trung trong không gian sinh hoạt, làm việc giúp tối ưu hiệu quả sử dụng năng lượng.

Máy lạnh tủ đứng phòng khách nên chọn công suất bao nhiêu?

Tiếp theo đây chính là phần mà bạn quan tâm nhất: Máy lạnh tủ đứng phòng khách nên chọn công suất bao nhiêu? Có phải công suất càng cao thì hiệu quả làm mát càng tốt? Máy lạnh cao có giá bán cao hơn, bạn phải làm sao để tìm ra điểm cân bằng giữa vấn đề chi phí và hiệu quả công năng?

Để trả lời câu hỏi đó, chắc chắn việc cần làm đầu tiên chính là xác định công suất máy lạnh theo độ rộng không gian.

—Công thức xác định công suất máy lạnh

2 công thức tính công suất cơ bản nhất là theo diện tích và thể tích, lần lượt như sau:

-Tổng công suất điều hòa (btu) = Tổng diện tích (m2) x 600

-Tổng công suất điều hòa (btu) = Tổng diện tích (m3) x 200

Ví dụ, ta có phòng khách kích thước 3 chiều DxRxC lần lượt là 10x4x3 mét. Khi áp dụng công thức sẽ cho kết quả như sau:

10 x 4 x 600 = 24000 (btu) HOẶC 10 x 4 x 3 x 200 = 24000 (btu)

Vậy, công suất máy lạnh cần là 24000 btu.

2 công thức trên có giá trị ước tính tham khảo. Bởi ngoài yếu tố độ lớn không gian, hiệu quả máy lạnh còn phụ thuộc vào nguồn sinh nhiệt, khả năng cách nhiệt, số lượng người dùng… Xét trong điều kiện phòng khách gia đình, các yếu tố ảnh hưởng nhìn chung không quá lớn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan bỏ qua. Để chắc chắn hơn, bạn còn nên nhờ chuyên viên điều hòa hoặc kỹ sư điện lạnh tư vấn thêm.

—Lưu ý khi chọn công suất Máy lạnh tủ đứng phòng khách

Máy lạnh tủ đứng làm lạnh trực tiếp ở tầm thấp (nơi sinh hoạt chính của người dùng), nên khi tính công suất, công thức theo diện tích sẽ phù hợp hơn công thức theo thể tích. Nó giúp bạn tiết kiệm phần nhiệt năng không cần thiết cho vùng không gian trên cao, nhất là ở những căn phòng khách thông tầng.

Kết quả tính được bằng công thức nên được xem là mức tối thiểu cần có ở điều hòa. Nếu có thể, hãy cộng thêm khoảng 0.5 – 1 HP để dự trù cho các tác nhân gây thất thoát hơi lạnh.

Với những phòng khách có một chiều đặc biệt lớn, ví dụ như phòng thông bếp ở nhà ống, bạn nên chú ý khả năng thổi xa bên cạnh công suất tổng của điều hòa cây.

—Một số ví dụ chọn công suất Máy lạnh tủ đứng cho phòng khách

Để bạn dễ hình dung hơn, chúng ta sẽ làm một ví dụ tính công suất Máy lạnh tủ đứng phòng khách cụ thể. Lưu ý rằng trong các ví dụ này, chúng ta cũng sẽ tạm xem rằng phòng đáp ứng các tiêu chí cách nhiệt cơ bản, hộ gia đình sinh hoạt thông thường.

-Trường hợp 1: Phòng khách nối liền phòng ăn với tổng diện tích cho khu vực này là 75m2, có khoảng không thông lên tầng lửng cao 6m để tận dụng lấy sáng.

Cách tính: Ở căn phòng này, máy lạnh tuy đặt ở phòng khách nhưng sẽ làm mát cho cả phòng ăn. Khoảng thông tầng bên trên chỉ có tác dụng làm không gian thêm thông thoáng chứ không diễn ra sinh hoạt đáng kể. Như vậy, chọn dùng Máy lạnh tủ đứng là rất phù hợp vì bạn giảm được việc làm mát không gian trên cao, cũng như đảm bảo hơi lạnh được đẩy xa hiệu quả. Dựa theo công thức tính bên trên, ta có được công suất ít nhất là 75 x 600 = 45000 btu. Cộng thêm các hao phí khác, bạn nên mua điều hòa cây 50000btu (5.5HP) cho căn phòng đang đề cập.

-Trường hợp 2: Phòng khách căn chung cư, nối liền phòng bếp, phòng ăn tạo thành hình chữ L. Tổng diện tích phòng là 25 m2.

Cách tính: Tương tự trường hợp trên, điều hòa phải làm mát đồng thời 3 khu vực chức năng. Ở đây không có thông tầng, chiều cao căn chung cư thường có kích thước chuẩn nên bạn có thể chọn tính công suất theo diện tích hay thể tích đều được. Công suất tối thiểu có được là 25 x 600 = 15000 btu. Tuy nhiên, vì bếp có sức sinh nhiệt rất lớn, nên để tăng hiệu quả làm mát, bạn nên cộng thêm khoảng 1 HP công suất, tương đương 9000 btu. Như vậy, model điều hòa nên chọn sẽ là 24000 btu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *