Quy trình lắp đặt máy lạnh tại nhà

Điện Lạnh Bá Tuấn xin chia sẻ quy trình lắp đặt máy lạnh mà bạn nên biết

Ở bài viết này Điện Lạnh Bá Tuấn sẽ chia sẻ với bạn đọc các bước cần chú ý khi lắp đặt máy lạnh:

1.Tính toán, lựa chọn máy và chọn vị trí lắp đặt máy lạnh

Chú ý: Khi lắp đặt máy lạnh, cần chú ý tính toán diện tích phòng và năng suất lạnh của máy lạnh

– Chú ý phòng lắp máy lạnh cần phải đảm bảo khả năng giữ nhiệt tốt. Phòng cần phải kín, không chứa các nguồn nhiệt, không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào trong phòng.

  • Khoảng cách lắp đặt cục trong và cục ngoài phải phù hợp, đảm bảo không che chắn luồng gió ra của cục trong và cục ngoài.
  • Cục ngoài cần phải lắp đặt tại vị trí phù hợp và đảm bảo.
  • Đảm bảo thoát được khí nóng. Khí nóng không ảnh hưởng đến đồ dùng, cây trồng, vật nuôi.
  • Đảm bảo tiếng ồn không ảnh hưởng đến xung quanh.
  • Do trọng lượng của cục ngoài tương đối lớn, nên cần lắp đặt ở nơi đảm bảo độ vững chắc.
  • Nếu có sử dụng tấm che nắng mưa, cần chú ý không để che hướng tỏa nhiệt.

2. Tính toán và lựa chọn ống

Cần chọn loại ống phù hợp với công suất của máy: 1 ngựa, 1.5 ngựa, 2 ngựa….có kích thước ống khác nhau

3. Cố định giá treo

  • Giá treo phải chắc chắn để chống rung.
  • Các bước tiến hành:
  • Lấy cân bằng giá treo bằng Li-vô.
  • Khoan lỗ bắt vít (Sử dụng vít nở để cố định được tốt).

4. Khoan lỗ lắp ống

  • Đo vị trí luồn ống và dây điện.
  • Khoan lỗ luồn ống với đường kính khoảng 70mm hơi nghiêng ra phía ngoài.

5. Cắt và loe ống

A. Cắt ống và dây điện

  • Khi cắt ống cần chú ý, tiết diện ngang của ống phải vuông góc với trục ống thẳng.
  • Đo khoảng cách giữa cục trong và cục ngoài, cắt ống dài hơn khoảng cách đo 1 chút.
  • Cắt dây điện dài hơn ống khoảng 1.5m.

B. Tẩy bỏ Bavia

Mài nhẵn các mép cắt. Khi mài cần chú ý hơi dốc ngược đầu ống xuống phía dưới để thánh cho mạt đồng rơi vào trong ống.

C. Lắp rắc co

Trước khi loe ống cần phải tháo rắc co của cục trong và cục ngoài sau đó luồn vào trong ống.

D. Loe ống

  • Đưa đầu ống đồng cần loe vào dụng cụ loa, kẹp chặt.
  • Chú ý thao tác nhẹ nhàng tránh làm nức vỡ miệng loa.
  • Chú ý đúng kích thước miệng kẹp trên dụng cụ loe

6. Nối ống cục trong

  • Chuẩn bị ống cho cục trong và ống thác nước xuyên qua tường.
  • Tháo kẹp ống bằng nhựa(xem hình) để kéo ống ra và uốn (sao cho phù hợp với tưng địa hình).
  • Cài kẹp ống vào vị trí cũ.

A. Lắp ống cục trong và ống thoát nước

Ống được lắp và hướng sang phải như hình vẽ.

B. Luồn ống dây điện nối cục trong và cục ngoài vào khe lắp ống

  • Không nối dây điện với cục trong ngay.
  • Dùng đai buộc dây điện lại để tiện cho việc nối sau này.

C. Bó ống đồng, ống thoát nước và dây điện vơi nhau

  • Chú ý bó ống thoát nước ở dưới cùng. Nếu lắp ở trên có thể làm nước tràn vào trong máy.
  • Nếu ống thoát nước được thiết kế đi trong phòng phải bọc ống bằng lớp bảo ôn để tránh nước ngưng tụ nhỏ xuống làm hỏng đồ đạc và ướt sàn nhà.

D. Lắp cục trong

  • Móc cục trong vào giá treo(cài 2 móc ở phía sau cục trong vào móc của giá treo). Kiểm tra lại xem cục trong được lắp chắc chắn hay chưa.
  • Ấn phần dưới của cục trong vào giá treo cho đến khi rãnh của cục trong khớp với khe của giá treo.

E. Nối ống đồng với cục trong và lắp ống nước thải

  • Căn thẳng tâm hai đầu ống sau đó dùng tay vặn rắc co để cố định hai đầu ống.
  • Sau đó xiết chặt bằng cờlê.
  • Nối ống nước thải của cục trong với ống thoát nước(khi cần kéo dài). Cuốn băng dính để bịt kín chỗ nối.

7. Nối ống với cục ngoài ( cục nóng máy lạnh)

Đặt hai đầu ống nối thẳng trục, vặn vừa phải rắc co bằng tay. Sau đó xiết chặt rắt co bằng cờlê.

8. Nối dây điện với cục trong ( mặt lạnh máy lạnh)

  • Nối dây điện với cục trong bằng cách nối dây điện với cầu đấu dây trên bảng điều khiển theo đúng cách đấu với cục ngoài( chú ý màu của dây với số ghi trên cầu điện của cục ngoài phải khớp với màu của dây điện và số trên cầu điện của cục trong).
  • Dây nối đất phải dài hơn các dây thường.
  • Khi lắp đặt, cần xem sơ đồ chỉ dẫn đấu dây trên nắp hộp điều khiển bên trong cục trong và cục ngoài.
  • Dây nguồn cấp cho máy phải đủ tiêu chuẩn.Dây sử dụng phải đảm bảo chịu được tác dộng của môi trường(mưa, nắng…)

9. Cố định hệ thống ống đồng

A. Bọc phần nối tiếp giữa cục trong với ống đồng bằng tấm bảo ôn sau đó bọc ngoài bằng băng bảo ôn.

Có thể nối thêm ống thoát nước nếu cần.

B. Trong trường hợp cục ngoài đặt thấp hơn cục trong

  • Cuốn băng bọc ống đồng, ống thoát nước và cáp điện theo chiều từ dưois lên trên.
  • Cố định ống dọc theo tường bằng quai nhê.
  • Trong trường hợp cục ngoài đặt cao hơn cục trong
  • Cuốn băng bọc ông đồng, ống thoát nước và cáp điện theo chiều từ dưới lên trên.- Kiểm tra việc bọc ống phí bên ngoài, cần có bẫy nước để ngăn nước lọt vào trong phòng.
  • Cố định ống dọc theo tường bằng quai nhê.

10. Xả khí và kiểm tra rò rỉ

Không khí phải được xả hết tránh để không khí, hơi ẩm tồn tại trong hệ thông làm lạnh.

A. Chuẩn bị

Kiểm tra ống hơi và ống lỏng đảm bảo chúng đã được nối giữa cục trong và cục ngoài một cách chính xác, các dây điện đã được nối sẵn sàng để chạy thử.Mở nắp van hút và van đầy ở cục ngoài.Chú ý rằng cả 2 van đẩy và van hút luôn đóng ở bước này.

B. Kiểm tra rò rỉ

  • Nối ống của đồng hồ nạp ga với bình Nitơ và đầu nạp của van hút.
  • Áp lực của hệ thống không được vượt quá 150P.S.I.G.
  • Sau đó kiểm tra rò rỉ bằng nước xà phòng.
  • Phải kiểm tra độ kín cho tất cả các mối nối, cả cục trong và cục ngoài.Nếu có hiện tượng sùi bong bóng tức là có sự rò rỉ.
  • Nếu kết quả cho thấy hệ thống Nitơ không bị rò rỉ thì giảm dần áp lực của Nitơ. Khi áp suất của hệ thống trở lại bình thường.Tháo ống ra khỏi chai Nitơ

Chú ý: Phải sử dụng van áp suất thấp trong quá trình này, nếu không thì phải sử dụng van chặn.Van cao áp của đồng hồ nạp ga luôn phải đóng.

Kiểm tra rò rỉ bằng nước xà phòng.

  • Mở nắp đường phụ của van ba ngả.
  • Mở van đẩy bằng cách vặn ngược chiều kim đồng hồ khoảng 90 độ, đợi khoảng 2~3 giây sau đó đóng lại.
  • Dùng nước xà phòng quét nhẹ vào các điểm nối ống để kiểm tra độ kín.

11. Xả khí , xả đuổi hoặc bằng bơm chân không  ( hút chân không)

A. Các bước tiến hành

  • Nối đầu nạp(như đã mô tả ở bước trước)với bơm chân không để hút chân không cho ống và cục trong.Mở van áp suất thấp của đồng hồ sau đó khởi động bơm chân không.
  • Thời gian hút chân không phụ thuộc vào độ dài của ống, công suất bơm(tham khảo theo bảng)
  • Sau khi hút đạt được chân không yêu cầu, đóng van áp suất thấp lại, sau đó tắt bơm.

B. Kết thúc

  • Mở hết van đẩy(vặn ngược chiều kim đồng hồ).
  • Mở hết van hút(vặn ngược chiều kim đồng hồ).
  • Nới lỏng từ từ ống nạp, sau đó mở hẳn.
  • Vặn chặt đầu rắc co của van hút, chú ý vặn chặt tránh để hở ga.
  • Đóng các nắp van lại và xiết chặt.
  • Tiến hành chạy thử.

Chú ý: Thu ga khi sửa chữa điều hoà giá rẻ .

Thu ga chỉ thực hiện được khi vận hành chế độ chạy lạnh.

Các bước tiến hành:

  • Nối ống của đồng hồ áp suất thấp với đầu nạp của van hút.
  • Mở một cửa của van hút và đuổi không khí trong ống của đồng hồ nạp ga.
  • Đóng van đẩy.
  • Bật máy và vận hành chức năng làm lạnh.
  • Khi đồng hồ áp suất thấp chỉ từ 1~0.5kg/cm2(hoặc 14.2~7.1P.S.I.G).Đóng van hút rồi tắt máy ngay. Lúc này ga được hút hết ra cục ngoài.
  • Kiểm tra lại đường ống và dây điện đã được nối chính xác hay chưa.
  • Kiểm tra lại các van đẩy, van hút đã được mở hay chưa.

12. Chạy thử

A. Chuẩn bị điều khiển từ xa

Lắp pin theo đúng cực âm (-) và cực dương(+).

Đậy nắp pin lại như cũ.

B. Lắp cố định cục ngoài

Chú ý :

– Cố định cục ngoài bằng bulông ốc vit, theo phương pháp thẳng đứng trên nền bê tông hoặc khung cứng.

– Nếu lắp trên tường nhà, mái nhà hoặc nóc nhà cần đảm bảo sự tin cậy. Când tính toán đến các điều kiện bất lợi tự nhiên(gió,bão, động đất…).

C. Kiểm tra chức năng

– Vận hành máy trong vòng từ 15~20 phút sau đó kiểm tra lượng ga nạp.

– Đo áp suất ga ở van hút.

– Đo nhiệt độ không khí vào và ra ở cục trong.

– Đảm bảo độ chênh lệnh nhiệt độ giữa không khí vào và không khí ra ở cục trong phải lớn hơn 8 độ C.